Dưa lưới thuộc cây thảo hằng năm, có thân mọc bò, phủ lông ngắn, tua cuốn đơn có tên khoa học là cucumis melo L thuộc họ bầu bí. Đây là loài cây ăn quả, có thời gian sinh trưởng khác ngắn và được trồng vào nhiều vụ trong năm. Cây cho năng suất khá cao
Lá dưa lớn hình tim ở gốc, gân hình tròn hoặc hình thận, có 3 góc hay 3-7 thùy thường nhỏ, tròn, tù, có răng. Hai mặt lá có lông mềm, gân lá nhỏ, trên gân mặt dưới cũng có lông. Cuống lá có lông ngắn cứng. Hoa màu vàng, hoa đực xếp thành bó, hoa cái mọc riêng lẻ. Đầu và vòi nhụy có 3 thùy.
Phần quả hình bầu dục hay tròn, vỏ xanh, khi chín chuyển sang màu vàng, trơn nhẵn bóng hoặc ít lông mềm, có các đường gân trắng đan xen như lưới. Khi thật chín thì vỏ mỏng, bóc ra như lớp da, trong có thịt dày, màu vàng ngà hoặc xanh vàng, giòn, mùi thơm ngọt dịu, vị thanh mát. Ở phần lõi có các hạt màu kem hình bầu dục.
Đường gân trắng ở vỏ càng nhiều thì dưa càng ngọt.
Thành phần hóa học của dưa lưới:
Theo nhiều tài liệu, dưa lưới có thành phần hóa học khá đa dạng và phong phú:
Nhiều chất oxy hóa quan trọng trong quá trình phát triển của con người như các vitamin A, C, E, acid folic, lutein, choline, niacin…và hàng loạt các flavonoid như zeaxanthin, cryptoxanthin…
Chứa hàm lượng cholesterol, natri, chất béo thấp.
Trong khoảng 156g dưa lưới, chứa 53 Kcal, cụ thể:
Nước 140. 63g, protein 1.31 g, chất béo 0.3 g, carbohydrate 12.73 g, glucose 2.4 g, maltose 0.06g, galactose 0.09 g…